Chuyển đến nội dung chính

Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh

Mới đây, tại hội thảo “Giảng dạy nhiều ngoại ngữ trong nhà trường: Lợi ích và thách thức” do Bộ GD&ĐT, Đề án ngoại ngữ quốc gia (NNQG) 2020 phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, vấn đề này thêm lần nữa được “cày xới”, trước nhiều khó khăn, thách thức.

 

Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh
Thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn đang là thách thức không nhỏ của chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học. Trong ảnh: Lớp tiếng Anh bậc tiểu học tại trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng). (Ảnh: Nguyễn Huy)

 

Tiếng Anh “độc tôn”

 

Theo quy định Bộ GD&ĐT, 5 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc) được giảng dạy chính trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tùy điều kiện từng địa phương, 1 trong 5 ngoại ngữ này sẽ được lựa chọn làm môn học bắt buộc trong nhà trường.

 
TS. Vũ Thị Tú Anh, Phó vụ Giáo dục Trung học, Phó ban thường trực Ban quản lý Đề án NNQG 2020, cho hay: Tiếng Anh vẫn là lựa chọn độc tôn, chiếm đến 98% tổng số học sinh học ngoại ngữ, còn lại là ngoại ngữ khác.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, chương trình tiếng Anh khối tiểu học, triển khai từ lớp 3 với gần 500.000 học sinh theo học. Cấp THCS và THPT, có đến hơn 7 triệu học sinh đăng ký.

 

Thống kê từ vụ này, năm học 2012-2013, số học sinh học chương trình tiếng Pháp (kể cả tiểu học) chỉ trên 80.000 học sinh; tiếng Nhật được triển khai tại 32 trường trên toàn quốc với hơn 5.200 em; ngoài ra số lượng học sinh học tiếng Đức, Trung Quốc chỉ ở con số vài nghìn. “Bộ đang gặp khó khăn trong việc duy trì dạy tiếng Nga ở phổ thông. Hiện trên toàn quốc chỉ có khoảng 14 trường THPT chuyên dạy tiếng Nga với gần 1.300 học sinh theo học”, TS. Anh nói.

 

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh ông Nguyễn Hoài Chương nhận định: hơn chục năm nay, TP Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh ngoại ngữ trong trường học. Trong đó, có một nhánh học theo chương trình tiếng Anh đề án của Bộ, còn lại theo chương trình tăng cường, tự chọn...

 

TS Anh cho hay: điểm mới theo chủ trương của Bộ, các địa phương được giao quyền tự chủ lựa chọn chương trình dạy ngoại ngữ 2. Thay vì quy định học từ lớp 6 đến 12, với số tiết 2-4 tiết/tuần (đạt bậc 2 hoặc bậc 3), các địa phương căn cứ trên điều kiện thực tế, linh hoạt lựa chọn các môn ngoại ngữ 2 phù hợp.

 

Ngổn ngang

 

Theo Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, ông Nguyễn Hoàng, giải pháp dạy đa ngôn ngữ trong trường học thiếu ổn định, bền vững và không nhất quán.

 

Có thời kỳ, ngành giáo dục rầm rộ dạy học tiếng Nga, sau đó lại ngắt quãng. Đội ngũ giáo viên này hoặc chuyển nghề, hoặc chuyển sang dạy ngoại ngữ khác. Giờ, tuyển sinh tiếng Nga khó khăn, thiếu giáo viên...

 

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Bến Tre nhận định rất khó duy trì các lớp ngoại ngữ 2 do thiếu cơ sở vật chất; nhiều ban giám hiệu các trường ngại mở lớp do thiếu định biên (khoán biên chế quỹ lương) thiếu SGK và các bộ tiêu chí đánh giá. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương trăn trở: lo nhất là thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, học sinh “đạt chuẩn”. Tiếng Anh là ngoại ngữ chính, tuy nhiên số giáo viên này đạt chuẩn chỉ chiếm dưới 30%.

 

Thống kê 42 tỉnh thành, tỉ lệ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn theo quy định rất cao, gần 75% giáo viên tiểu học và 90% THPT chưa đạt chuẩn. Ông Nguyễn Hoàng Chương cho rằng: chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học được Chính phủ ban hành từ năm 1968, tuy nhiên, đến nay, ngoài đề án NNQG 2020, chúng ta chưa có nhiều chính sách rõ ràng, cụ thể.

 

Cái thiếu trước hết là cơ chế, chính sách, cần xác định đưa ngoại ngữ vào lớp nào, hình thức nào bắt buộc hay tự chọn rồi mới tính đến chất lượng dạy học ngoại ngữ. PGS.TS Thành đồng tình: phải có chính sách dạy đa ngoại ngữ cụ thể, gắn liền với chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục, các chương trình giáo dục tổng thể, cần tính tới việc tăng thời lượng dạy hơn 1 ngoại ngữ.

 

Tiếng Pháp được xem như ngoại ngữ chính thứ 2, sau tiếng Anh. Chỉ riêng tiếng Pháp ngoại ngữ 2 có khoảng 40.000 học sinh theo học. Nhưng đến nay, Bộ chưa có bộ SGK chính thức. TS. Hồ Ngọc Trung (Viện ĐH Mở Hà Nội) kiến nghị: cần có chương trình tổng thể cho các bậc học, tránh tình trạng manh mún, thiếu nhất quán dạy học ngoại ngữ như hiện nay. Thực trạng sinh viên dù học 7 năm ngoại ngữ ở THPT nhưng vẫn phải đào tạo lại ở bậc ĐH.

 

Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc về trình độ tiếng Anh. Kết quả điều tra, khảo sát của tổ chức The English First tại 60 nước tham gia, năm 2013 Việt Nam vươn lên đứng vị trí số 28 về trình độ tiếng Anh vượt cả Trung Quốc, Nga, Y, Thái Lan... Năm 2011-2013, vị trí này của Việt Nam ở bậc 39 và 31. TS Anh cho hay.

 

Theo Nguyễn Huy

Tiền Phong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Day dứt vì phản bội bạn trai

Mỗi lần gặp anh, em đều cảm thấy vô cùng đau khổ khi mình đang lừa dối anh. Em không biết phải nói với anh điều này như thế nào, thậm chí cũng không biết có nên nói cho anh hay không? Trong lòng em đấu tranh dữ dội nhưng không tìm ra cho mình lối thoát. Em và anh là một đôi. Nhưng không phải là yêu nhau say đắm mà là do gia đình mai mối. Nhà anh ở gần nhà em, bố mẹ hai bên đều biết nhau cả. Hai bác bên nhà cũng rất quý mến em, coi em như con dâu. Bố mẹ em cũng ưng anh vì anh hiền lành, tốt tính, công việc lại ổn định. So với em thì anh yêu em nhiều hơn là em yêu anh. Vì nghĩ những điều kiện như vậy nên em nhận lời yêu anh và để hai gia đình tính chuyện lâu dài. Hiện tại chúng em đã là người yêu của nhau được hơn 1 năm. Mọi người dự tính sang năm sẽ tổ chức đám cưới cho chúng em. Em vẫn còn đang học năm cuối ở thành phố, hàng tháng anh lên thăm em đều đặn 3 lần vào ngày cuối tuần. Anh rất tốt với em, lúc nào lên cũng mua quà, chăm sóc cho em từng ly từng tí. Mặc dù một tháng em mới về q

Triển lãm Vietnam Telecomp 2013 chính thức khai mạc

Triển lãm Vietnam Telecomp năm nay được tổ chức khá quy mô với sự tham gia của các thương hiệu lớn như Viettel, VNPT, Errisson Việt Nam, ngân hàng VPBank, Vietnam Post, VTC, VNPT Technology, Hytera... Số lượng đơn vị trong nước và quốc tế tham gia triển lãm lần này tương đương nhau. Điều này cho thấy rằng ngành viễn thông, CNTT của Việt Nam đã và đang phát triển và hội nhập với quốc tế. Với mục tiêu góp phần triển khai đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin và Truyền thông", triển lãm Vietnam Telecomp năm nay là cơ hội để các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông, Công nghệ thông tin, Điện tử, Di động và Bưu chính giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi để những người yêu công nghệ thông tin tại Việt Nam có thể tiếp cận với những tên tuổi lớn trong và ngoài nước để được trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ tiên tiến nhất. Triển lãm Vietnam Telecomp 2013 là sự kiện chuyên ngành Viễn thông, Công nghệ thôn

Những mẫu đồ lót các nàng không thể bỏ qua sau sinh

Sau sinh, đây là giai đoạn hết sức nhậy cảm của các chị em bởi lẽ thời gian này các chị em gần như ít hoạt động và thường xuyên phải nằm trên giường. Điều đó dễ gây cho các chị em 1 cảm giác ức chế, streess vô cùng. Mang thai và làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng linh của người phụ nữ. Họ không ngại ngần việc 9 tháng 10 ngày phải “ cồng kềnh” nặng nhọc, mang nặng đẻ đau tất thảy vì những thiên thần nhỏ. Ở bài viết trước chipi đã chia sẻ mẹo chọn đồ lót cho các mẹ bầu bí. Thế nhưng giai đoạn sau sinh cũng rất quan trọng , nhiều chị em cảm thấy khó khăn để chọn lọc bộ đồ hợp, có thể hạn chế sự chảy xệ của vòng 1 để lấy lại vóc dáng cân đối nối công việc. Dưới đây là một số mẫu  quần lót xuất khẩu hcm  cho giai đoạn sau sinh giúp các chị có thể dễ dàng hơn trong việc chọn lọc. Áo con bú. Đây là một mẫu áo vô cùng thuận lợi. Bạn có thể sử dụng chúng trong thời kì sau sinh . Áo có khuy bấm ở giữa thuận lợi cho các bé ăn sữa mà vẫn tương trợ các mẹ làm thon gọn vòng một nảy nở. Áo với